Tìm Kiếm Mục Tiêu Trong Công Việc: Con Đường Đến Thành Công

Khi bạn đang tìm kiếm mục tiêu trong công việc, đồng thời bạn cũng đang đi tìm câu trả lời cho mục tiêu của cuộc sống chính mình. Bài viết này dành cho những ai cảm thấy công việc đang làm tẻ nhạt, không cảm thấy niềm vui trong công việc, và từng đặt ra câu hỏi cho chính mình: “Làm sao để thực hiện được mục tiêu này”, “Tại sao đặt mục tiêu nhưng vẫn không hoàn thành”.

Bài viết này sẽ chia sẻ những bài học rút ra từ những sai lầm trong quá khứ và theo dõi hành trình từ những người bên cạnh.

Không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống, chúng ta thường đặt ra quá nhiều mục tiêu và bắt bản thân phải đạt được. Điều này khiến tỷ lệ hoàn thành thấp hơn so với khi bạn chỉ tập trung vào một vài mục tiêu chính. Trong đó, bạn phải xác định được đâu là những mục tiêu mà bạn phải đạt được một cách trọn vẹn nhất.

Để thực hiện điều này, bạn có thể:

  •  trong một ngày.

  •  phải hoàn thành được trong ngày.

  • Thay vì đặt câu hỏi “Cái gì quan trọng nhất?” thì hãy bắt đầu bằng “Hoạt động nào sẽ mang lại hiệu quả lớn nhất”.

Việc xác định mục tiêu tối quan trọng tuy dễ nhưng cũng không dễ thực hiện. Tâm trí chúng ta luôn muốn đạt được nhiều thứ cùng lúc, dẫn đến việc đặt quá nhiều mục tiêu. Sự tham lam trong công việc và cuộc sống chính là rào cản lớn nhất khiến bạn khó quyết định đâu là điều thực sự quan trọng.

Biết mình là ai không phải bắt đầu từ việc giới thiệu bản thân, mà nó nên bắt đầu bằng việc xác định quỹ thời gian mà bạn có thể bỏ ra để hoàn thành công việc. Chỉ dành thời gian đó để hoàn thành công việc này mà không làm công việc khác xen vào.

Khi không hoàn thành đúng thời hạn đề ra, ít nhất bạn cũng biết được lý do khiến nó thất bại. Đó có thể là:

  •  (dài/ ngắn)

  • .

Tuy nhiên, việc tái mục tiêu sẽ giúp bạn cải thiện cho những lần đặt mục tiêu cần đề ra tốt hơn. Đừng sợ thất bại và cũng đừng để bản thân thoải mái khi thất bại.

Đầu ngày hoặc đầu tuần là thời điểm tuyệt vời để lên mục tiêu. Nhưng trong lúc làm việc, thì việc mới sẽ phát sinh từ các phòng ban, từ người khác. Do vậy, cân nhắc mức độ ưu tiên công việc để chèn vào lịch làm việc.

Việc này có ảnh hưởng đến tiến độ chung -> thì làm
Cần mình làm để thúc đẩy sự chuyển động -> thì làm
Tránh làm tất cả mọi thứ, đừng để bản thân rơi vào tình trạng “ai giao gì thì làm đấy”. Đến cuối ngày, report thì báo vẫn chưa làm xong.

Công việc cũng là một phần của cuộc sống. Chủ động trong công việc cũng chính là chủ động trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy những phương pháp đặt mục tiêu phức tạp khó áp dụng, hãy bắt đầu với 3 bài học đơn giản trên.

Chúc bạn tìm thấy sự cân bằng và thành toàn trong cả công việc lẫn cuộc sống.

:

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *